Nguyên nhân Trận_Bạch_Đằng_trên_sông_Hiếu

Tàu đổ bộ đa năng của Hải quân Hoa kỳ chi viện cho căn cứ Đông Hà năm 1967

Để tiếp viện cho chiến trường Khe Sanh-Đường 9, Mỹ coi cảng Cửa Việt là "cuống họng" lớn và căn cứ Đông Hà là chiếc "dạ dày" khổng lồ trên tuyến phòng thủ Đường 9 cho nên đã tập trung lực lượng, phương tiện bảo vệ rất nghiêm ngặt tại khu vực Cửa Việt và Đông Hà. Hằng ngày trên Sông Hiếu có từ 15 đến 20 chiến thuyền của Mỹ có trọng tải từ 108 đến 680 tấn làm nhiệm vụ vận chuyển hàng hoá và vũ khí từ cảng Cửa Việt đến Đông Hà. Ở nhiều đoạn trọng điểm Mỹ còn dựng nên những bãi mìn và dây kẻm gai ven sông để chống lại đặc công của Quân Giải phóng xâm nhập.

Nhận thức được việc này, Bộ Chỉ huy Mặt trận Đường 9- Bắc Quảng Trị của Quân Giải phóng đã đề ra kế hoạch cắt đứt tuyến vận chuyển này nhằm cô lập, làm suy yếu phòng tuyến đang bị vây hãm của Mỹ và VNCH tại Tà Cơn - Khe Sanh.

Ngày 6 tháng 2 năm 1968, sau khi tấn công quận lỵ Hướng Hóa, cứ điểm Huội San và tiêu diệt cứ điểm Làng Vây, QĐNDVN tiếp tục tập kích và bao vây sân bay Tà Cơn khiến việc tiếp tế lực lượng và phương tiện nhằm củng cố căn cứ Khe Sanh của Thủy quân lục chiến Hoa KỳQLVNCH bị gián đoạn và gặp khó khăn.

Vì thế con đường vận chuyển hàng hóa, thiết bị quân sự từ cảng Cửa Việt lên thị trấn Đông Hà để trung chuyển cung cấp cho toàn tuyến phòng thủ Quảng Trị - Khe Sanh trở nên hết sức quan trọng đối với quân đội Hoa Kỳ.

Sau nhiều lần bị tấn công bởi QĐNDVN trong tháng 1-1968, suốt tháng 2 Mỹ điều máy bay, xe lội nước, tàu xuồng chiến đấu tìm cách trục kéo tàu chìm và phát quang hai bờ sông nhằm khai thông lại tuyến tiếp viện này.

Đoán được ý đồ của phía Mỹ, lãnh đạo mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị và tỉnh Quảng Trị quyết tâm tổ chức một trận chiến mới nhằm phong tỏa dài ngày trên sông Hiếu, ngăn chặn và tiêu diệt đoàn tàu tiếp viện của đối phương, nhằm làm tắc nghẽn giao thông, đẩy quân đội Hoa Kỳ và VNCH vào tình trạng thiếu lương thực, đạn dược quân trang để hỗ trợ cho chiến trường Khe Sanh-Đường 9.

Liên quan